ÂM NHẠC HẢI NGỌAI ĐI VỀ ĐÂU?

  • 7 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Câu hỏi đặt ra đã thấy không được vui chút nào. Trước hết, người viết xác minh đề tài này chỉ viết thu gọn về âm nhạc Việt ở hải ngọai, không lạm bàn đến việc khác vì sẽ có nhiều phức tạp.

Am nhac hai ngoai

Tài liệu sưu tầm được cho thấy nền tân nhạc VN ở hải ngọai được nối tiếp theo dòng nhạc Việt trước năm 1975 do những tên tuổi như Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Phạm Duy, Lam Phương, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân, Trần Thiện Thanh, Đức Huy… vẫn có những sáng tác mới, vẫn có những môi trường phổ biến đủ để những sáng tác đến được với giới thưởng ngoạn qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, sân khấu trình diễn, các trung tâm phát hành video, Cassette, DVD, CD, các sinh họat cộng đồng…Tiếp theo là những người viết nhạc mới như Châu Đình An, Nguyên Hà, Diệu Hương, Trịnh Nam Sơn, Khúc Lan, Trần Quảng Nam, Trần Chí Phúc… tiếp tay hình thành một dòng nhạc hải ngọai khá sôi động, gây được nhiều tiếng vang và thu hút người nghe nhạc Việt ở khắp nơi trên thế giới.

 

Sản phẩm âm nhạc đầu tiên phát hành tại hải ngọai là cuốn băng cassette Khi Tôi Về do Khánh Ly thực hiện. Kế đó là tác phẩm Saigon Ơi! Vĩnh Biệt do Thanh Thúy phát hành vào tháng 5 năm 1976. Tiếp theo thời điểm đó, có những sáng tác âm nhạc mang tính cách hòai niệm về quê hương, kỷ niệm được các nhạc sĩ tiếp tục rầm rộ viết ra rất nhiều, nhưng tiêu biểu là các ca khúc như Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt của Nam Lộc, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn của Phạm Đình Chương, Khi Xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Việt Nam Về Trong Nỗi Nhớ, Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng.. Các chủ đề nói lên thân phận lưu vong cũng được viết ra như Tỵ Nnạn Ca của Phạm Duy, Người Di Tản Buồn của Nam Lộc, Kiếp Lưu Vong của Nguyên Hà, Ai trở về xứ Việt của Võ Tá Hân… Vào giữa thập niên 80, các tình khúc bắt đầu xuất hiện với Đức Huy, Trần Quảng Nam, Hoàng Thanh Tâm, Nguyên Hà, Ngọc Trọng, Trịnh Nam Sơn, Nguyễn Tâm, Phạm Anh Dũng, Lê Tín Hương, Diệu Hương, Ngô Thụy Miên,v.v…

Giữa thập niên 1990, cũng có nhiều sáng tác mang thể lọai nhạc New Age, New Wave, Rap, Hip Hop, Lambada lời Việt nhưng ít được giới thưởng ngọan biết tới. Có các trung tâm như Người Đẹp Bình Dương, Thanh Lan, Làng Văn, Thanh Hằng, Biển Tình, Tình Nhớ,… Nhưng các TT Thúy Nga, Asia, Vân Sơn là họat động bền bỉ lâu dài. Tuy nhiên các nhạc sĩ độc lập thường không có điều kiện để phổ biến rộng rãi những sáng tác của mình trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Khuynh hướng nhạc tình ca có thể xem là tiêu biểu cho dòng nhạc hải ngoại, bao gồm các loại nhạc tiền chiến, tình ca, nhạc vàng, hưng ca, du ca, ngục ca, nhạc trẻ, thiền ca,… với rất nhiều nhiều nhạc sĩ góp mặt, tạo nên dòng sinh họat âm nhạc mới khá sôi động, thu hút mạnh mẽ cho đến cuối thập niên 80 xuất hiện thêm các nhạc sĩ mới với những tình ca thường được gọi là tình ca hải ngoại như Nguyễn Đình Toàn, Võ Đông Điền, Đăng Khánh, Vũ Tuấn Đức, Diệu Hương, Nguyên Hà, Ngọc Trọng, Lê Tín Hương, Ngọc Loan, Thanh Trang, Trần Quảng Nam, Hoàng Thanh Tâm, Trần Duy Đức, Trần Đức, Mai Anh Việt, Hoàng Việt Khanh, Phạm Anh Dũng, Trần Chí Phúc, Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Jimmy Nguyễn,…. Ngoài ra còn các ca nhạc sĩ thuộc phong trào Hưng Ca, Du Ca tạo nên một thế giới âm nhạc khởi sắc tại hải ngọai cho đến năm 1983, Thúy Nga Paris thực hiện các chương trình ca nhạc Paris By Night và phát hành Video rồi đến các trung tâm, Asia, Vân Sơn, Tình (Eagle), Kim Lợi, Làng Văn nhập cuộc phát hành đều đặn các chương trình ca nhạc theo dạng Video tạo thành một thị trường âm nhạc sôi động mạnh mẽ, kéo dài cho đến năm 1994 thì phong trào về lại trong nước chỉ để quay phim Video ca nhạc. Sau đó nghệ sĩ hải ngọai bắt đầu trình diễn dần dần trở thành thị trường lớn mạnh, rồi qua tới thập niên 2000-2010 thì Thúy Nga Paris quay về trong nước tìm thêm thị trường và lợi nhuận, cùng lúc với các phương tiện điện tử truyền thông xuất hiện, dẫn đến tình trạng làm ngưng trệ gần như hầu hết các họat động trình diễn, phát hành. Tệ hại hơn hết là tình trạng sao chép, lưu hành buôn bán băng lậu đưa đến kết quả là các trung tâm phát hành, các sân khấu trình diễn, và ngay cả với những nghệ sĩ độc lập cũng không còn tâm huyết và hứng khởi để phát hành những sản phẩm, tác phẩm khiến cho thị trường hải ngọai trở nên èo uột nếu không nói là bị ngưng trệ gần như hoàn toàn. Bất cứ một xuất phẩm ca nhạc, CD, DVD nào dự trù đem ra thị trường thì ngay lập tức đã bị sao chép, đã bị tung lên đầy rẫy trên Internet với You Tube, Face Book, mọi người tha hồ Download thưởng thức miễn phí làm cho giới sáng tác, giới thực hiện có yêu nghệ thuật đến mấy cũng phải lắc đầu bỏ cuộc.

Nguồn sáng tác các ca khúc mới, hay thành phần các nghệ sĩ thế hệ cũ cũng như mới, thuộc lớp nghệ sĩ trẻ ở hải ngoại tuy vẫn còn mạnh mẽ sung mãnnhưng họ không có đất dụng võ, không có thị trường để nuôi dưỡng, để đền bù cho tim óc, cho những chi phí tốn kém mỗi khi hòan thành một tác phẩm cho dù chỉ đơn thuần là một ca khúc mỗi khi làm hòa âm phối khí, ca sĩ trình bày, thực hiện quay phân cảnh, quay phim,… tới việc định hình design, in ấn… đã khiến cho mọi họat động về mặt nổi của nền âm nhạc hải ngọai từ từ đi đến khúc quanh không còn hấp dẫn, sáng sủa nữa. Lâu lâu người nghe nhạc cũng thấy có một số ca khúc mới hoặc một Video mới xuất hiện trên TV, trên một vài làn sóng phát thanh, phát hình hay trên Face Book, YouToube do tác giả gởi cho bạn bè thân hữu nghe qua, xem qua rồi chìm luôn vào quên lãng.

Trong khi ở trong nước phong trào Boléro, phong trào khai thác diễn hề, các phong trào Show Biz với sự ra mắt của hàng lọat những tên tuổi mới, cộng với hàng lọat các nghệ nhân từ hải ngọai kéo về làm live show, cộng với hàng tá các phần trình diễn đủ các thể lọai trên các đài truyền hình ở khắp nơi đã tạo nên nhiều hấp dẫn người coi, nhất là các thành phần khán thính giả thuộc thế hệ sau này, không cần gì khác ngòai việc họ rủ nhau bỏ tiền ra mua vé vào xem để khoe khoang ăn mặc, đàn đúm vui chơi hò hét ngả nghiêng vô thưởng vô phạt.

Phải nhận rằng ở trong nước cho đến bây giờ, ít nhất cũng đang có được một thị trường trình diễn hoặc tiêu thụ rộng lớn, béo bở đủ để nuôi sống các nguồn trình diễn, những người sáng tạo, những thành phần nghệ sĩ, nói chung là giúp cho giới nghệ nhân còn có thể kéo dài thêm tuổi thọ, cho đến một lúc nào đó mà THỊ HIẾU thưởng ngọan của khán thính giả bị thui chột dần, hoặc THỊ TRƯỜNG sản xuất, trình diễn bị bế tắc, bị bóp nghẹt, bị thu hẹp lại vì nhiều lý do tế nhị, thì tình thế cũng không còn lấy gì là sáng sủa nữa.
Vì phạm vi tờ báo có hạn, người viết mong có dịp hẹn gặp lại. Để kết thúc bài viết rất hạn chế này chúng tôi hy vọng câu hỏi Âm Nhạc Việt Hải Ngọai Đi Về Đâu sẽ có được một đáp án thích hợp trong một lúc nào đó ở tương lai thật gần để tháp cánh cho dòng sáng tạo cũng như lãnh vực trình diễn âm nhạc ở hải ngọai tìm lại được dòng sinh khí khởi sắc mới

 NGUYÊN HÀ/MYVIET MAGAZINE

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
NHỮNG SẮC MÀU DIỆU KỲ

Không màu mè, hoa mỹ, những bộ phim chúng tôi chọn giới thiệu đến độc...

  • 27 Tháng Mười Một, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
KHÚC NHẠC THÁNG TƯ

Tháng Tư trôi nghiêng trong tia nắng đã bắt đầu nhuốm màu rực rỡ hòa...

  • 22 Tháng Tư, 2020
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
anh-con-no-em
ANH CÒN NỢ EM

Khi nhạc sĩ Anh Bằng giã từ nhân thế, báo chí ghi sự nghiệp ca...

  • 16 Tháng Mười Một, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
Nhạc-Sĩ-Tài-Ba-Ryuichi-Sakamoto
Nhạc Sĩ Tài Ba Ryuichi Sakamoto

Nhạc sĩ, Ca sĩ, Nhà sản xuất, Nhà hoạt động môi trường… có rất nhiều...

  • 15 Tháng Ba, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm