TẾT TRUNG THU

  • 14 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Hàng năm, khoảng đầu tháng 8 Âm lịch, Ngưởi Việt ở khắp nơi trên thế giới đều nghe thấy truyền phát nhiều bài ca, điệu múa thiếu nhi rất rộn ràng , có cả tiếng pháo, tiếng trống múa lân. Có Đài còn có nhiều chương trình kể chuyện, đố vui ...liên quan đến Lễ Tết Trung thu như sự tích chú Cuội cây đa, chị Hằng ... các tờ nhật báo, tuần báo, báo tháng, báo điện tử đều có nhiều bài viết về Trung thu để khán giả biết rằng một mùa trung thu náo nức đã về.

 

Ngày rằm tháng 8 năm nay trùng vào ngày Thứ hai 24 tháng 9 năm 2018. Cũng cùng vào ngày này, một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái lan, Miến điện, Singapore, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đón mừng lễ Trung thu. Tựu trung các nước nói trên cũng lấy những thành quả thu hoạch được của nông sản địa phương chế biến ra bánh trái theo truyền thống của quốc gia mình để cúng kiếng hay ăn uống trong dịp mừng Lễ . Nước nào cũng có ca hát nhảy múa và thắp đèn lồng đủ loại đủ kiểu mẩu theo quan điểm ý nghĩa của từng dân tộc . Riêng Campuchia, Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch và gọi là Lễ trông trăng ( Ok Om Pok ). Dân chúng thường tụ tập về các chùa vái lạy mặt trăng gọi là Bái Nguyệt Tiết và nhiều nơi có tổ chức thi đốt đèn gió … Các Quốc gia khác ở châu Âu, châu Mỹ…..không có Tết Trung thu có lẽ vì những nước này không sử dụng lịch theo mặt trăng . Ánh sáng mà ta thấy được trên mặt trăng là do phản chiếu từ mặt trời.Con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ngày 21.7.1969 là Nell Amstrong quốc tịch Hoa kỳ. Nhưng theo truyền thuyết của dân tộc Việt thì chú Cuội và cây đa là người và vật ở Trái Đất bay lên cư trú ở mặt trăng trước nhất và lâu năm nhất .
Thằng CUỘI. (Lê Thương)
1.- Cuội ơi ta nói cho Cuội nghe
Bóng trăng trắng ngà,có cây đa to
Có thằng Cuội già, ôm một mối mơ
Lặng yên ta nói cho Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to
Có thằng Cuội già, ôm một mối mơ
2.- Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẵngngừng trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẵngngừng trên trời nước ta
5.- Cuội ơi ta nói cho Cuội nghe
Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi Ông trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi Ông trời cho mượn cái thang
Cứ hỏi Ông trời cho mượn cái thang
*(Thằng Cuội )

Tết trung thu

Có truyền thuyết cho rằng Lễ Tết Trung Thu xuất phát (như thần thoại) bên Trung hoa. Vào thời nhà Đường có 1 vị tiên trên trời xuống trần gian dạo chơi, gặp vua Đường rồi mời ông này lên cung trăng chơi. Ngày hôm ấy trăng đang tròn và sáng.Trên cung trăng, nhà vua và vị tiên được đãi ăn uống ngự tửu và thưởng thức những vũ điệu nghê thường thướt tha của các tiên nử với ánh sáng lung linh lấp lánh của các vì sao làm nhà Vua quá mê say. Sau khi trở về trần gian, vua quá nhung nhớ cảnh trên cung trăng nên ra lệnh cho thần dân phải tổ chức ăn chơi nhảy múa như trên cung trăng và lấy ngày rằm tháng 8 làm ngày lễ hội . Ngày này nhằm giữa mùa thu ở trần thế nên nhân gian gọi là ngày Lễ Tiết Trung thu.

Nhưng dân Việt tin rằng ngày Trung thu khởi nguồn từ nước Việt do ông bà tổ tiên người Việt tổ chức ăn mừng ngày thu hoạch nông sản, chủ yếu là lúa gạo vì đất nước Việt thuở ấy chỉ trồng được lúa nước. Mà lúa nước mổi năm chỉ có 1 mùa, lúa chín vào đầu mùa thu nên phẳi cắt gặt thu hoạch cho xong trước Trung thu vì sau Trung thu là mùa nước nổi, nước ngập, không thu hoạch được . Vì thế vua quan nước ta lúc đó ở kinh đô Tràng An cùng với nhân dân cả nước nhộn nhịp đón mùa thu hoạch hàng năm là ngày hội ăn mừng thật lo lớn và lấy ngày rẳm tháng 8 chính thức là ngày lễ hội Trung thu .

Trăng Thu tỏ sáng giữa trời cao
Chú Cuội soi đèn trên mặt ao
Lấp lánh ông sao đùa nhân thế
Tràng An trăng chiếu trẻ xôn xao

Qua nhiều năm, lễ hội này được nâng lên thành ngày Tết Trung Thu. Với tấm lòng yêu thương con trẻ có truyền thống của dân tộc Việt vì “tuổi trẻ là tương lai của Tổ quốc”, ông bà ta từ từ chuyển ngày này ưu tiên phục vụ cho thanh thiếu niên nhi đồng vui chơi là chính. Do đó, Tết Trung thu còn được gọi là ngày Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng, Hội Tết Trăng rằm… ngày nay.

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn Ông sao với đèn cá chép
Đèn Thiên Nga với đèn bươm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tim tím
Đèn xanh lam với đèn trăng trắng
Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng 8 bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn nầy đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa thêm cắn nổ lớp đớp
Người hân hoan nói cười bấp tấp
Bao tấm lòng mửng đón trăng rằm
*(Rước Đèn Tháng Tám – Đức Quang)

Tet trung thu

Hai bài hát trong bài viết này được chọn lọc trong hàng trăm bài hát liên quan đến Tết Trung Thu vì nó được nhiều thế hệ ưa chuộng từ lâu. Ngoài thanh thiếu niên, nhi đồng, rất nhiều người lớn cũng thuộc những bài hát này . Chúng tôi mong ước chúng ta sẽ cố gắng hướng dẫn tất cả thanh thiếu niên Việt Nam ở khắp mọi nơi cùng biết hát, biết ý nghĩa, và được nghe thêm nhiều truyện cổ tích, truyện nhân gian, truyền thuyết về Thánh Gióng ,về Bà Trưng Bà Triệu, về Đại Đế Quang Trung… ngoài chuyện chú Cuội cây đa để các thế hệ nối tiếp biết thế nào là lòng yêu nước, biết thế nào là trách nhiệm bổn phận của ta đối với danh dự Tổ quốc Việt mà tổ tiên ta đã gầy dựng và gìn giữ mấy nghìn năm qua.

Không gì hạnh phúc bằng nhân mùa Trung Thu, chúng ta có dịp truyền đạt được những mong ước nêu trên, để khi quây quần cùng nhau dự tiệc Trung Thu có tình tự dân tộc, có hồn dân tộc quấn quýt bảo bộc xung quanh ta

• Âu Phan

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ PHẬT GIÁO

• Phật giáo là gì? Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu...

  • 5 Tháng Mười Hai, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
dem-no-an-tinh
ĐẾM NỢ ÂN TÌNH

Cổ nhân ta cũng có câu “thi ân bất cầu báo’’ làm ơn cho ai,...

  • 14 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
Giang sinh nam ay (1)
Giáng sinh năm ấy

Qua cách thể hiện tình yêu thương rất giản dị và mộc mạc của trẻ...

  • 26 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
van-hoa-cafe-tren-the-gioi
KHÁM PHÁ VĂN HÓA SHOP CAFE VÒNG QUANH THẾ GIỚI

Không thanh đạm như trà hay nhiều hương vị như những thức uống khác nhưng...

  • 12 Tháng Sáu, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm