MẪU TỰ ANH TÂM TƯ VIỆT

  • 13 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Mẹ đất. Mẫu thượng ngàn. Những người chắt chiu bảo vệ nguồn gốc và văn hóa qua sự nhẫn nhịn, dung dưỡng. Nước mất. Tàu chìm. Người bị cưỡng bức. Kẻ thoát thân nhưng thất thần. Xa bờ, họ mang theo hành trang nặng trĩu của những đứa con buộc phải thoát ly, di dân. Họ đã sống sót, và nuôi lớn thành tài những mẹ đất mới trong loạn lạc. Một thế hệ mới gióng lên tiếng nói đầy ắp nữ tính, thoáng đãng nữ quyền. Là những luật sư, giáo sư, thương gia thành công trong xã hội Bắc Mỹ: họ vẫn ôm ấp những câu chuyện tình thân, muốn cất tiếng giải oan cho mẹ mình, bà mình, muốn dang tay nâng đỡ trẻ em mồ côi của chiến tranh, muốn xoa dịu những mảnh hồn vỡ của dân tộc mình… muốn kể về nỗi đau của những khuôn mặt đa đạng mà họ cùng chia mâm cơm mỗi ngày.

ANGIE CHAU

Angie-Chau

Sinh ra tại Việt Nam và lớn lên tại nhiều quốc gia Mã Lai, Ý, Tây Ban Nha, và Hawaii, Angie Chau tốt nghiệp thạc sĩ văn chương đại học San Diego, và hiện làm việc cho hãng Google tại San Francisco Bay. Và cũng như những người của thế hệ một rưỡi lạc loài, cô oằn trên vai những ưu tư về cuộc sống tị nạn và hệ lụy chiến tranh.

Tập truyện đầu tay Quiet As They Come đã được trao giải Maurice Prize 2009, và đã vào chung kết hạng mục Tác Phẩm Đầu Tay của giải The California Book Award, và được nhiều tạp chí giới thiệu qua những bài bình luận khen ngợi đặc biệt.

Angie Chau book- quite as they come

Angie Chau từng chia sẻ: “Tôi vô cùng thất vọng khi hình tượng duy nhất của phụ nữ Việt mà tôi thấy được tạo hình trong phim ảnh thường là những cô gái bị hiếp dâm trong rừng hoặc gái điếm trong quán rượu. Họ hoàn toàn không giống như những người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và thú vị như tôi thấy trong chính gia đình mình.” Qua những câu chuyện trong tuyển tập, Angie Chau mong muốn tạo dựng lại những hình ảnh phụ nữ chân thật hơn, cương quyết và sẵn sàng hy sinh cho những người thân thương.

 

MONIQUE TRUONG

Monique-Truong

Năm 1975, khi lên 7, Monique Truong xa rời Sài Gòn và đến Hoa Kỳ tị nạn. Tuy là một luật sư đầy thành tựu, là tác giả của ba tác phẩm và có trong tay nhiều giải thưởng văn chương ưu tín, Monique Truong khiêm tốn cho rằng mình thiếu sót những kỹ năng sống căn bản như lái xe hơi hay chạy xe đạp, và chỉ mới học được cách xem bản đồ.

Tiểu thuyết đầu tay The Book Of Salt – về nhân vật đồng tính tên Bình, làm đầu bếp trong một nhà hàng tại Paris – nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ, và cô đã nhận giải New York Public Library Young Lions Fiction Award và vô số các giải thưởng khác. Với tiểu thuyết tiếp theo Bitter in the Mouth, cô lại nhận thêm giải American Academy of Arts and Letters’ Rosenthal Family Foundation Award.

Monique Truong Book - the book of salt

Bitter in the Mouth đề cập nhiều đến các món ăn miền Nam, lồng trong giai đoạn trưởng thành của đứa trẻ mồ côi tên Linda, và những thử thách về đặc tính cá nhân qua thân phận tị nạn và di dân. Ẩm thực, trong đời sống cũng như trong văn chương, là nguồn an ủi đối với một cô bé khi bước chân qua một miền đất xa lạ, và Monique Truong chia sẻ cô dùng thức ăn để xoa dịu niềm đau, trấn an nỗi hoang mang, hoặc để định nghĩa cho những cảm giác mất mát hay phủ định.

Nhà văn không phải là vai trò mà Angie, Aimee và Monique chọn như một thú tiêu khiển, mà là vai trò họ muốn đóng góp trong trọng trách gánh vác di sản của thế hệ đi trước. Họ không lãnh nhận bằng nỗi chịu đựng truyền thống, mà qua sự bứt phá, tháo gỡ cảm xúc từ chân trời tự do đang hướng thẳng. Họ nhìn lại, để nhìn thân phận Việt, nhất là thân phận người nữ, được trọn vẹn hơn.

 

AIMEE PHAN

Aimee-Phan

Aimee Phan được sinh ra và lớn lên tại Quận Cam, California. Tập truyện ngắn đầu tay We Should Never Meet đã được Kiriyama Prize công nhận là Tác Phẩm Nổi Bật, và vào chung kết giải 2005 Asian American Literary Awards.

Aimee Phan Book - we should never meet

Trong tác phẩm thứ hai, tiểu thuyết The Reeducation of Cherry Truong, gia đình, chiến tranh và di dân vẫn tiếp tục là đề tài cô theo đuổi. Câu chuyện kể về hai gia đình Trương và Võ trong chiến loạn, cái thoát chết trong kẽ tóc, cuộc sống di dân và hậu quả của những chọn lựa trôi dạt. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Kartika Review, Aimee chia sẻ cô không muốn đóng khung các nhân vật của mình thành những người tị nạn chiến tranh, những kẻ tử đạo, hay những nàng điếm nạn nhân, cô chỉ muốn góp một phần vào nhân diện đa chiều của những người Bắc Mỹ gốc Việt.

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
que-huong-co-con-la-que-huong3
QUÊ HƯƠNG CÓ CÒN LÀ QUÊ HƯƠNG

Hồi còn nhỏ tôi có đọc một bài văn tả rằng một người đi du...

  • 16 Tháng Tư, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
Tình Bằng Hữu

Sự khái quát về bốn cách kết bạn, như là một châm ngôn, một bài...

  • 31 Tháng Một, 2020
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI MUA NHÀ (Kì 2)

Quý vị nên tham khảo với đại lý bất động sản và hỏi ý kiến...

  • 31 Tháng Một, 2020
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ PHẬT GIÁO

• Phật giáo là gì? Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu...

  • 5 Tháng Mười Hai, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm