NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT

  • 17 Tháng Mười, 2019
  • Đăng bởi editor
“There is no way to happiness, happiness is the way” tạm dịch là “không có con đường đi đến hạnh phúc, mà hạnh phúc chính là con đường”. hạnh phúc chính là con đường tại đây và bây giờ. “Sư Thích Nhất Hạnh”

Ngay chính trong Phật Giáo, giới tu sĩ và cư sĩ cũng do không nắm rõ giáo pháp của đức Phật để phân biệt đâu là phương tiện, đâu là cứu cánh. Đôi khi lấy phương tiện che mờ cứu cánh, không còn biết cứu cánh ở đâu nữa mà toàn thấy phương tiện, phương tiện không thôi.

Sư tử trùng thực sư tử nhục – Chỉ có vi trùng của sư tử mới ăn thịt được sư tử. Cũng vậy, đạo Phật bị tàn hoại, bị tha hoá, có thể đi đến diệt vong cũng bởi những người tu Phật. Không ai dám nhìn thẳng vào mặt mình, không ai dám nói, không ai dám đối diện với những lỗi lầm của mình, mà luôn tìm cách biện minh, bảo vệ cách này hay cách khác. Sự thực, tất cả những hiểu lầm trầm trọng đó biến đạo Phật thành một tôn giáo có thần linh, có thượng đế, người ta hiểu lầm tại sao lại có “vía”, “hồn”, “linh”… và rất nhiều điều khác nữa.

Chúng ta là Phật tử, đôi khi có rất nhiều người chưa hiểu rõ “đạo Phật” và “Phật giáo” khác nhau thế nào. Đạo Phật là con đường giác ngộ. Phật giáo là những ngôn giáo của đức Phật. Vậy thì nó khác nhau hoàn toàn. Ngôn giáo của đức Phật là phương tiện, còn con đường giác ngộ mới là cứu cánh. Đạo Phật là đạo giác ngộ. Vậy nên, những điều tôi trình bày sau đây không ngoài mục đích trả lại sự trong sáng cho đạo Phật, con đường giải thoát như chơn, như thực, để không còn những hiểu lầm đáng tiếc như vậy nữa trong tương lai.

1- Tôn giáo
Tôn giáo (réligion) là sản phẩm của Tây phương để chỉ những tôn giáo hữu thần như Ki-tô giáo, Hồi giáo, Bà-la-môn giáo. Tôn giáo, theo định nghĩa Tây phương thì nó phải hội đủ 3 yếu tố: một vị thượng đế hay thần linh; một hệ thống tư tưởng và một hình thức tổ chức với cơ cấu nhân sự, lễ nghi, cúng bái, cầu nguyện tha lực.

Các tổ chức tín ngưỡng trên toàn cầu đều gồm đủ 3 yếu tố ấy nên được gọi là Tôn Giáo. Riêng đạo Phật thì không có yếu tố thứ nhất, không có một thượng đế, thần linh nào cả. Có yếu tố thứ hai, tức là một hệ thống tư tưởng, giáo pháp (Tam Tạng Kinh) thì rất phong phú. Riêng yếu tố thứ ba, thì có nhưng được xem nhẹ. Tịnh Độ tông thì đậm đặc yếu tố thứ ba. Thiền tông thì hoàn toàn ngược lại với Tịnh Độ là không có tha lực, cầu nguyện, chỉ chú trọng tự lực, tự giác.

Yếu tố thứ hai tức là “một hệ thống tư tưởng” cũng phải nên bàn lại. Có nhiều học giả sính cái mác Tây học, sợ rằng đạo Phật không có triết lý – nên “hệ thống tư tưởng Phật học” họ gọi là triết lý của đạo Phật. Xin thưa ngay rằng, tất cả cái gọi là triết lý, triết luận, triết học đều là sản phẩm của Tây phương, là sự chia chẻ, phân tích các ý niệm trừu tượng thiên về luận suy, luận tri. Từ xưa đến nay, hầu như trên thế giới này toàn là Tôn Giáo vì đều tôn thờ thần linh, thượng đế hoặc một vị sáng tạo chủ nào đó. Còn đạo Phật, đức Phật đâu phải là vị thần linh, thượng đế nào? Hơn ai hết, mình là tu sĩ, là cư sĩ thì đừng gọi mình là tôn giáo, người khác nhìn vào cứ tưởng đạo Phật của chúng ta có một đấng thượng đế siêu hình, siêu huyền, siêu nhiên nào đó để mà cầu xin, van vái…thì “nguy to”!

2- Tín ngưỡng
Đạo Phật có tín ngưỡng, có sinh hoạt tín ngưỡng nhưng mà không coi tín ngưỡng là mục đích để mọi người cúng kiếng, thờ phượng, van vái, cầu xin bởi những ước mơ dung tục, dung phàm của đời thường. Những người tu sĩ hay cư sĩ cũng đảnh lễ, chiêm bái, tôn kính đức Phật, đức Pháp, đức Tăng với tâm thành kính vô biên để tri ân Tam Bảo, và noi theo Tam Bảo để tu tập. Như vậy, đạo Phật có hình thức tín ngưỡng nhưng hoàn toàn khác với những tín ngưỡng của những tôn giáo nhất thần, đa thần hoặc cầu lạy van xin gốc đa, ông táo như của thế gian.

Đức Phật nói thế này: “Như biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị, đó là vị giải thoát”. Hãy để ý rằng, tất cả mọi lăng xăng phương tiện hoằng pháp của chúng ta, nhìn thì có vẻ rất phong phú, đa dạng, hầu như đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tâm linh cho đông đảo cư sĩ phật tử; nhưng nếu không chú trọng đến sự khổ và sự diệt khổ thì có lợi ích thật sự không, hay chỉ giống như tất cả mọi sinh hoạt thế tục? Vậy thì nơi nào trọng, nơi nào khinh, nơi nào cốt lõi, nơi nào tùy nghi phương tiện, nơi nào cứu cánh giác ngộ giải thoát, chắc quý vị đều đã hiểu cả rồi.

Nói chung, bây giờ người ta bày ra đủ trò ma mị để mong khỏa lấp đi những nỗi sợ hãi, bất an của đời người lắm gian tham quỷ quyệt này. Và giới tu sĩ giữ chùa, những ông thầy cúng, thầy tụng, kiểu như bà cô vừa rồi là cũng để che giấu cho cái ngu si, dốt nát của mình mà thôi.

“Xin Đón Đọc Kỳ Tiếp Sau”

 HT. Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh). Photo: Adobe

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
BÌNH YÊN

CHỈ KHI NÀO TÂM TA KHÔNG CÒN NHỮNG KHẮC KHOẢI MONG CẦU HAY CHỐNG ĐỐI,...

  • 24 Tháng Ba, 2020
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
Phu-nu-My-lam-nen-lich-su
PHỤ NỮ MỸ LÀM NÊN LỊCH SỬ

Phụ nữ Mỹ vừa làm nên lịch sử với hơn 100 người được bầu vào...

  • 12 Tháng Tư, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
CỐM NỒNG NÀN HƯƠNG VỊ HÀ NỘI

Xanh non biêng biếc của màu thiên nhiên, mang hương thơm nồng nàn đặc trưng...

  • 31 Tháng Mười, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
THƯ GỬI MẠ NĂM THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Những ngày cuối tháng Tư, tin tức dồn dập không khả quan chút nào, như...

  • 16 Tháng Tư, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm