VÌ SAO Uber tháo chạy khỏi Đông Nam Á?

  • 12 Tháng Mười Một, 2018
  • Đăng bởi editor
Là một trong những thế lực của thị trường vận tải dựa trên ứng dụng di động nhưng vừa qua, Uber đã quyết định rút khỏi Đông Nam Á khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Xung quanh sự ra đi của Uber là những bình luận trái chiều với đủ lời khen chê. Vậy lí do nào để hãng có một nước đi táo bạo như vậy tại một khu vực được đánh giá là giàu tiềm năng?

Grab – Uber: từ đối thủ trở thành liên minh
Trung tuần tháng 3, Uber Technologies ra thông báo đã đạt được thỏa thuận và đồng ý hợp nhất toàn bộ hoạt động tại khu vực Đông Nam Á cho Grab, chính thức rút khỏi thị trường có tới 620 triệu dân. Đổi lại, hãng dịch vụ gọi xe từ Mỹ sẽ có 27,5% cổ phần trong công ty mới hợp nhất, đồng thời CEO của Uber là Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị của Grab có trụ sở tại Singapore.

grab

Thỏa thuận này đánh dấu đợt thoái lui tiếp theo của hãng gọi xe lớn nhất thế giới. Trước đó, sau đợt cạnh tranh vô cùng khốc liệt tại Trung Quốc, Uber đã sát nhập địa phận kinh doanh để đổi lấy 20% cổ phần từ công ty cung cấp ứng dụng gọi xe Didi Chuxing trong năm 2016. Tương tự, vào năm 2017, Uber cũng quyết định buông bỏ thị trường ở Nga khi đồng ý sát nhập với hãng Yandex.

Riêng tại thị trường Đông Nam Á, quyết định rút lui của Uber cũng chính thức khép lại cuộc chiến tranh giành thị phần tốn kém tại khu vực giàu tiềm năng này.

Nước cờ cao tay của Uber

Việc liên tiếp rời khỏi những khu vực từng đầu tư rất nhiều, Uber khiến nhiều người có cảm giác ngày càng nhỏ bé trong thị trường gọi xe đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, hành động này được xem là một nước cờ khôn ngoan của Uber. Khi không thể tạo nên đột phá trong việc mở rộng, hãy tập trung vào khu vực mang đến lợi nhuận tốt nhất. Làm ít nhưng hiệu quả hơn.

Lý do đầu tiên giải thích cho sự ra đi của Uber chính là CEO Dara Khosrowshahi gặp áp lực trong việc tạo ra bảng báo cáo tài chính thật đẹp nhằm đưa Uber Technologies Inc tiến hành IPO vào năm 2019. Kể từ khi thành lập vào năm 2008, hãng đã tiêu tốn khoảng 10,7 tỷ USD và đang tiếp tục báo lỗ. Quyết định rút khỏi các thị trường tốn kém như Đông Nam Á sẽ giảm thiểu tài chính cũng như thúc đẩy lợi nhuận cho Uber. Bước chân vào thị trường đông dân này từ năm 2013, cả Uber và Grab đều đang báo lỗ. Việc đốt tiền để cạnh tranh khiến Uber không có đủ nguồn lực cho các khu vực khác trên toàn thế giới.

Chiếc lược trước đây của Uber là thúc đẩy việc xâm nhập vào các thị trường mới nhằm tận hưởng lợi thế người đi trước. Tuy nhiên, chiến lược này tồn tại lỗ hổng lớn, đó là việc mở rộng mà thiếu đi sự quan tâm đến văn hóa địa phương, các đối tác và nhà quản lý trong khu vực. Khi đến khu vực mới, Uber lặp lại những thao tác đơn giản là “sao y bản chính”: đem toàn bộ hoạt động tại Mỹ vào tất cả các thị trường khác. Điều đó tạo nên sự khó khăn trong việc tiếp cận bởi văn hóa sử dụng dịch vụ của mỗi nước không giống nhau, chưa kể khác biệt Đông – Tây vốn đã tồn tại từ lâu. Không khó hiểu khi Uber vẫn là kẻ chiến bại so với Grab – công ty đã ứng dụng nhuần nhuyễn phương châm “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Một ví dụ cụ thể hơn là khi đặt chân vào Đông Nam Á, nhận thấy người dân nơi đây chưa có thói quen sử dụng thẻ tín dụng, Grab đã nhanh chóng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó, phải mất đến 2 năm sau, Uber mới học theo đối thủ cạnh tranh. Khi Grab tăng khuyến mãi để khuyến khích khách hàng sử dụng GrabPay Credits thì Uber vẫn chưa có thêm cải tiến nào. Những đổi mới của Uber thường đi sau đối thủ một thời gian rất lâu, thế nên không khó hiểu khi thị trường của ông lớn tại khu vực này ngày càng co hẹp.

grab xe om

Có lẽ hiện tại, Dara Khosrowshahi đã nhìn thấu vấn đề cốt lõi. Trong thông báo gửi đội ngũ nhân viên, vị CEO này chia sẻ: “Một trong những rủi ro tiềm ẩn trong chiến lược toàn cầu của Uber là chúng ta tham gia vào quá nhiều cuộc chiến, tại quá nhiều trận địa với quá nhiều đối thủ”. Do đó, ông quyết định sắp xếp lại hoạt động kinh doanh để tập trung vào những thị trường trọng tâm với mục tiêu gia tăng giá trị cũng như thị phần ở những khu vực mang đến lợi nhuận thật sự cho hãng.

Người ngoài nhìn vào có thể nhận định Uber đang trên đà thoái trào. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy tập trung thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp hoạt động vững chắc hơn. Việc rút khỏi Đông Nam Á được các chuyên gia đánh giá cao, tạo đà thuận lợi để Uber chuẩn bị tham gia IPO vào năm 2019. Trong thời gian tới, Uber sẽ không còn những chiến lược mở rộng thị trường, những kế hoạch xâm chiếm toàn cầu. Thay vào đó, hãng gọi xe ứng dụng sẽ tăng trưởng lợi nhuận và phát triển bền vững hơn.

LÊ NHƯ

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
9 Bí Quyết Thu hút khách cho tiệm nail

Trong ngành nail, THỊ TRƯỜNG luôn CẠNH TRANH, ĐòI HỎI NGƯỜI QUẢN LÝ cần CÓ...

  • 12 Tháng Mười Một, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
que-huong-co-con-la-que-huong3
QUÊ HƯƠNG CÓ CÒN LÀ QUÊ HƯƠNG

Hồi còn nhỏ tôi có đọc một bài văn tả rằng một người đi du...

  • 16 Tháng Tư, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
angel&nhanloai
NHÂN LOẠI VÀ ANGEL

Con người ta hễ còn sống trên đời và khi hơi thở chưa dứt thì...

  • 13 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
NHỮNG CÂU HỎI TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ (Kì I)

Một khi quý vị đã sẵn sàng ký hợp đồng thuê căn hộ, rất có...

  • 30 Tháng Mười Một, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm