VÔ NGUYỆN

  • 29 Tháng Mười, 2019
  • Đăng bởi editor
Khi chúng ta bị nhức răng, chúng ta mới biết rằng không nhức răng là một điều hạnh phúc. Thế mà khi không bị nhức răng, chúng ta LẠI không thấy hạnh phúc. HẠNH PHÚC VỐN ĐƠN GIẢN VÔ CÙNG MÀ CHÚNG TA LẠI CHẠY ĐI QUÁ XA ĐỂ TÌM KIẾM NÓ...

Ở Tây phương, người ta làm việc gì cũng phải có mục đích. Đi đâu, người ta cũng nghĩ tới chuyện đến, và người ta chỉ nhắm thẳng hướng đó mà đi đến. Cái đó cũng có cái lợi, nhưng đôi khi chúng ta quên mất cái thú đang được đi trên đường.


Trong đạo Bụt có một giáo lý gọi là vô nguyện, nghĩa là ta chẳng cần chạy theo gì cả vì cái gì cũng có sẵn trong ta rồi. Khi đi thiền hành, chúng ta chẳng cần phải tới nơi nào hết. Chúng ta chỉ cần bước những bước thật an lạc và thảnh thơi. Nếu cứ nghĩ đến tương lai, đến những gì mình phải đạt được, thì chúng ta quên mất những bước chân. Khi ngồi thiền cũng vậy. Mình ngồi vì mình thích ngồi vậy thôi, không phải để đạt được một cái gì hết. Điều này rất quan trọng. Khi ngồi thiền, mỗi giây phút đưa mình tiếp xúc với sự sống, nên suốt buổi ngồi thiền mình cảm thấy rất an lạc. Khi ăn một múi quít hay uống một chén trà cũng vậy, mình phải ăn và uống trong tinh thần vô nguyện đó. Chúng ta thường tự bảo rằng: “Không nên ngồi ì ra đó. Phải làm một cái gì chứ”. Nhưng khi thực tập chánh niệm, ta thấy rằng chẳng cần phải làm gì cả, chỉ cần ngồi yên và có mặt như vậy thôi. Học cách ngồi yên là học cách dừng lại là để nhìn cho rõ.

Lúc đầu ta tưởng rằng dừng lại là một hình thức phản kháng đời sống hiện tại, thật ra không phải thế. Đó không phải là thái độ chống trả mà là một nghệ thuật sống. Nhân loại có tồn tại được hay không là tùy ở khả năng biết dừng lại. Hiện nay thế giới có hơn 50.000 đầu đạn nguyên tử, thế mà người ta vẩn chưa muốn dừng lại. Cho nên dừng lại không những là dừng lại những cái nguy hại mà còn tạo cơ hội cho những cái lành phát triển.

Chúng ta tu là vì vậy, không phải để trốn thoát đời sống mà chính là để chứng nghiệm rằng hạnh phúc trong cuộc đời là có thật, có ngay bây giờ và trong tương lai. Muốn có hạnh phúc thì phải có chánh niệm. Chánh niệm là nền tảng của hạnh phúc. Nếu chúng ta không biết rằng chúng ta đang có hạnh phúc thì làm sao hạnh phúc có mặt được?

Khi chúng ta bị nhức răng, chúng ta mới biết rằng không nhức răng là một điều hạnh phúc. Thế mà khi không bị nhức răng, chúng ta không thấy hạnh phúc. Trong cuộc đời còn biết bao điều mầu nhiệm nhưng vì không tu tập chánh niệm nên ta không biết thưởng thức. Biết chăm sóc cho hiện tại là biết chăm sóc cho tương lai. Muốn tạo an lạc cho tương lai thì phải biết tạo an lạc cho giây phút hiện tại.
Ảnh hưởng của điện thoại
Điện thoại rất có ích cho ta trong đời sống hiện tại, nhưng nếu không khéo léo, ta sẽ bị nó hành hạ không ít. Nhiều lúc ta muốn bực lên vì tiếng kêu không dứt của nó. Khi sử dụng nó, đôi khi ta quên khuấy là đang nói chuyện bằng điện thoại, do đó đã phí phạm rất nhiều thì giờ và tiền bạc. Ta nói huyên thuyên không cần biết những chuyện đó có đáng nói hay không, đến khi nhận hóa đơn mới giật nảy mình vì số tiền lớn phải trả. Tiếng điện thoại reo tạo một chấn động đôi khi làm ta lo lắng. Ta tự hỏi: “Ai kêu vậy, chuyện buồn hay vui?” Và ta bị một sức mạnh không cưỡng lại được đẩy ta tới cầm ống điện thoại lên. Ta trở thành nạn nhân của máy điện thoại.

Tôi đề nghị là lần sau khi nghe chuông điện thoại reo, bạn vẫn đứng yên tại chỗ, theo dõi hơi thở vào ra, mỉm cười và đọc bài kệ này: “Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”, tiếng chuông reo lần thứ hai, bạn đọc lại lời kệ một lần nữa, vẫn mỉm cười vì nụ cười làm thư giản những bắp thịt trên mặt, sự căng thẳng tan biến. Người gọi nếu có chuyện cần muốn nói với bạn sẽ đủ kiên nhẫn để chờ bạn ít nhất là sau tiếng reo thứ ba, cho nên bạn đừng lo ngại, hãy bình tâm thực tập hơi thở và nụ cười để khi nghe tiếng chuông thứ ba, bạn chậm rãi đi về phía diện thoại, hơi thở vẩn đều đặn và nụ cười vẩn giữ trên môi. Bởi nếu bạn nóng nảy bực bội thì người bên kia đầu dây sẽ lãnh đủ. Trái lại nếu bạn giữ vững nụ cười và hơi thở chánh niệm, bạn sẽ đem nhiều an lạc cho người đang gọi bạn. Có bài kệ cho bạn thực tập: Tiếng đi ngoài ngàn dặm/ Xây dựng niềm tin yêu/Mỗi lời là châu ngọc/ Mỗi lời là gấm thêu.

Khi nghe tiếng chuông reo bên kia đầu giây, bạn cũng biết là người bạn ấy cũng đang tập thở và cười như bạn trước khi cầm ống nghe lên sau ba tiếng reo.

Bạn không cần phải vào thiền đường mới có thể tập thiền. Bạn có thể tập thiền ngay tại văn phòng làm việc hay tại nhà. Riêng chúng ta, chúng ta nên tập ba hơi thở trước khi cầm ống nghe hay gọi điện thoại cho ai. Tập thiền điện thoại giúp ta bớt căng thẳng và sống có chánh niệm hơn

Thích Nhất Hạnh

 

 

Cầu nguyện có phải là mê tín hay không ??
NEW YEAR NEW YOU – NĂM MỚI- SỨC KHOẺ MỚI – CON NGƯỜI MỚI VỚI 10 ĐIỀU MỚI MẺ
HẠNH PHÚC LIỆU CÓ MONG MANH ĐẾN THẾ?

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
Giang sinh nam ay (1)
Giáng sinh năm ấy

Qua cách thể hiện tình yêu thương rất giản dị và mộc mạc của trẻ...

  • 26 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
TTUYEN_DSC6093b
THANH TUYỀN – CÂY CỔ THỤ CỦA NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM

Giới yêu nhạc Việt Nam từng biết đến và ngây ngất với tiếng hát oanh...

  • 31 Tháng Năm, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
dem-no-an-tinh
ĐẾM NỢ ÂN TÌNH

Cổ nhân ta cũng có câu “thi ân bất cầu báo’’ làm ơn cho ai,...

  • 14 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
San-Francisco-Du-lich
SAN FRANCISCO – THÀNH PHỐ DU LỊCH TUYỆT VỜI

“Melting pot” – thường được sử dụng để miêu tả về những thành phố đông...

  • 9 Tháng Năm, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm