HOA KỲ LẠI BỎ RƠI ĐỒNG MINH

  • 16 Tháng Một, 2020
  • Đăng bởi editor

Ngày 6 Tháng Mười năm 2019, Tổng Thống Donald Trump bất thình lình loan báo Hoa Kỳ sẵn lòng để cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan hành quân vượt biên giới vào miền Bắc Syria thuộc vùng lãnh thổ của kháng chiến quân Kurds, một đồng minh thiết yếu của Mỹ trong cuộc chiến chống quân khủng bố ISIS của Nhà Nước Hồi Giáo từ năm 2014 đến nay, để đánh đuổi nhóm này – mà Erdogan gọi là quân khủng bố – ra khỏi vùng biên giới phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Mới đầu, quyết định đột ngột của nhà lãnh đạo Mỹ chỉ mang ý nghĩa nhượng bộ đáng kể trước các đòi hỏi dai dẳng của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ trong Khối NATO. Nhưng khi Erdogan ra lệnh cho quân đội Thổ dốc toàn lực tấn công thẳng vào các lực lượng Kurds và thề quyết tiêu diệt họ thì mọi ngưởi đã rõ là Tổng Thống Mỹ không ngần ngại phản bội người bạn đồng minh Kurds để chiều lòng nhà độc tài Erdogan, kẻ vẫn mang mối thù không đội trời chung với phe thiểu số người Kurds trên đất Thổ và nhóm kháng chiến quân Kurds đang cố thủ tại vùng lãnh thổ cực Bắc của Syria, giáp giới với miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ khi can dự vào cuộc nội chiến ở Syria hồi năm 2011, thâm ý của Erdogan không phải là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các phe nhóm đối nghịch nhau tại vùng đất này ở Trung Đông mà chỉ muốn kiếm chuyện để thanh toán nhóm người Kurds đang sống ngoài vòng cương tỏa tại miền Bắc Syria, bởi vì Erdogan không ưa sự yểm trợ mà họ vẫn dành cho phe thiểu số người Kurds trên đất nước Thổ Nhỹ Kỳ. Vì thế, ngay sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ bật đèn xanh, Erdogan đã dùng chiêu bài tái định cư cho hằng triệu dân Syria tị nạn chiến tranh đang tạm trú tại vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria mà ra lệnh cho các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ thẳng tay tiêu diệt các chiến binh và thường dân Kurds tại đây. Bom đã nổ, đạn đã bay, và hàng trăm sinh mạng của binh lính và thường dân vô tội đã mất đi sau gần hai tuần quân Thổ mở cuộc tấn công, trước khi một cuộc đình chiến tạm thời do phía Mỹ làm trung gian có hiệu lực từ hôm 17 Tháng Mười.

Quyết định của Tổng Thống Trump bỏ rơi kháng chiến quân người Kurds, bất chấp lời can ngăn của các cố vấn trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cũng như sự phản đối của các tướng lãnh cao cấp trong Quân Lực Mỹ, đã khiến cho dư luận trong nước và quốc tế lên án mạnh mẽ. Đặc biệt, giới quân nhân Mỹ cũng tỏ ra bất mãn với vị tổng tư lệnh quân đội của mình, bởi vì truyền thống của quân đội các nước Tây Phương, trải qua các cuộc chiến tranh từ Thế Chiến Thứ Nhất và Thế Chiến Thứ Hai cho đến Chiến Tranh Triều Tiên, là coi trọng các đồng minh và không bao giờ bỏ rơi đồng đội vào tay quân địch, kể cả khi họ bị thương trên chiến trường. Hồi Tháng Hai năm nay, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã từ chức cũng vì chuyện Tổng Thống Trump muốn bỏ rơi người Kurds và rút hết quân Mỹ ra khỏi Syria.

 

Lần đầu tiên mà Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh của mình là tại Việt Nam hồi thập niên 1960-1970, khi Quốc Hội Mỹ đã áp lực buộc các chính quyền Johnson, Nixon và Ford phải rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, đồng thời ngưng các viện trợ quân sự và kinh tế thiết yếu cho công cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng Sản Bắc Việt cầm đầu. Mầm mống phản bội đồng minh của Hoa Kỳ khởi đầu từ cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 vào hầu hết các thành thị và tỉnh lỵ tại Miền Nam Việt Nam của bộ đội Cộng Sản Bắc Việt và các lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (thời Tổng Thống Johnson), tiếp tục qua kế hoạch Việt Nam Hoá Chiến Tranh dẫn tới việc ký kết Hiệp Định Ba Lê năm 1973 (thời Tổng Thống Nixon) để rồi kết thúc bằng cuộc “tháo chạy” của Đồng Minh vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975 (thời Tổng Thống Ford), tức là cách nay gần 50 năm. Trước ngày lịch sử đó, nước Cộng Hòa Khmer (Căm Bốt), một đồng minh khác của Mỹ tại Đông Nam Á, cũng đã bị Mỹ bỏ rơi, dẫn đến việc thủ đô Phnom Penh thất thủ vào tay quân Khmer Đỏ vào ngày 27 Tháng Tư năm 1975.

Biết bao biến cố đã xảy đến cho dân chúng tại các nước đồng minh cũ của Hoa Kỳ, từ việc 2 triệu người Căm Bốt bị sát hại dã man trong cuộc diệt chủng lớn nhất thế kỷ 20 (sau khi Thủ Tướng Sisowath Sirik Matak của Cộng Hòa Khmer bị quân Khmer Đỏ hành hình) cho tới việc hằng trăm sĩ quan quân đội và viên chức chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bị bắt đi cải tạo tại các trại tập trung, và tiếp đó là việc hàng triệu người Việt Nam vượt biên, trong đó có cả trăm ngàn người đã chết thảm ngoài biển khơi hoặc trở thành nạn nhân đáng thương của bọn hải tặc chuyên hãm hiếp thuyền nhân trên các vùng biển tại Đông Nam Á.

Khi Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975, đó là vì ý muốn của Quốc Hội Hoa Kỳ, không phải của các Tổng Thống Johnson, Nixon và Ford. Nhưng khi Hoa Kỳ bỏ rơi người Kurds tại Syria, thì đó là vì ý muốn của Tổng Thống Trump, chứ đa số dân chúng Mỹ cũng như Quốc Hội và Quân Đội Mỹ, dù là thuộc đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, vẫn không muốn làm vậy với một đồng minh và chiến hữu nhỏ bé nhưng kiên cường, từng xả thân chết thay cho người Mỹ trong công cuộc chiến đấu chống quân ISIS của Nhà Nước Hồi Giáo nổi tiếng bạo tàn và khát máu. Trong khi lần phản bội đồng minh thứ nhì này của Hoa Kỳ, xảy ra nửa thế kỷ sau lần phản bội đồng minh thứ nhất, ở trên một quy mô nhỏ hơn bởi vì người Kurds, dẫu sao, cũng chỉ là một nhóm sắc tộc tự trị chưa có tổ quốc, biến cố này, một lần nữa, xác nhận trước thế giới rằng, người Mỹ, rất có thể, là những kẻ vô tình, bạc nghĩa, không hề biết nghĩ tới số phận của bạn bè mà chỉ chăm chăm lo bảo vệ quyền lợi của mình.

 

Trong tương lai, bất cứ cuộc xung đột nào nổ ra tại bất cứ miền đất nào trên thế giới, người chiến binh Mỹ có thể sẽ cảm thấy hết sức cô đơn khi không còn ai muốn làm người bạn đồng minh chiến đấu với họ nữa do những lỗi lầm của các chính trị gia Mỹ suốt nửa thế kỷ qua. Thái độ chống Mỹ và thân thiện với Cộng Sản Trung Quốc – cũng như mới đây nhất là với Nga – của Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte tuy đáng giận nhưng lại không đáng trách cho lắm khi người ta nghĩ tới hai lần phản bội của người Mỹ trước các đồng minh của họ tại Việt Nam và Syria

Vann Phan

 

2020 CENSUS VÀ MỸ VIỆT MAGAZINE TẠI DFW & HOUSTON TX
Launch Event MY VIET MAGAZINE
MUSIC ENTERTAINMENT
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚA GIÊSU TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
HALLOWEEN CÓ TỪ ĐÂU ?
MELANIA TRUMP BỘ MẶT KHÁC CỦA NHÀ TRẮNG
Chính phủ Trump sẽ xét lợi tức để quyết định visa, thẻ xanh cho di dân
TIN DI TRÚ THÁNG 8 – Công dân Hoa Kỳ cần phải đăng ký khi đến thăm các vùng của Châu Âu bắt đầu từ năm 2021
CÂU HỎI DI TRÚ THÁNG 7 6. Tôi Có Thể Mang 2 Quốc Tịch Mỹ-Úc Cùng Một Lúc Được Không?
CÂU HỎI DI TRÚ THÁNG 7 5. Người Bất Hợp Pháp Có Dòng Máu Của Người Quốc Tịch Mỹ, Có Được Gọi Là Công Dân Mỹ?
VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH – LÀM SUY YẾU QUÂN ĐỘI DẪN ĐẾN VIỆC BƯC TỬ VNCH
NHỮNG CUNG ĐÀN NHẠC THU
JOKER HOÀNG TỬ TỘI PHẠM MÊ HOẶC HOLLYWOOD
POWER OF SOCIAL NETWORK IN INFLUENCING BUSINESS CHANGES.

Thương mại

MYVIET INC
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
MY VIET MAGAZINE
  • 25 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
NHỮNG MÓN QUÀ GIÁNG SINH VÔ GIÁ

Giáng Sinh ở Bắc Cực. Mùa đông. Tuyết phủ kín núi đồi, sông suối. Cái...

  • 26 Tháng Mười Hai, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
HAY-YEU-NHU-YEU-LAN-DAU-1
HÃY YÊU NHƯ YÊU LẦN ĐẦU

Thi sĩ Xuân Diệu đã từng phát hiện ra những lý do thường khiến tình...

  • 10 Tháng Một, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
que-huong-co-con-la-que-huong3
QUÊ HƯƠNG CÓ CÒN LÀ QUÊ HƯƠNG

Hồi còn nhỏ tôi có đọc một bài văn tả rằng một người đi du...

  • 16 Tháng Tư, 2019
  • Đăng bởi editor
Xem thêm
Angie-Chau1
MẪU TỰ ANH TÂM TƯ VIỆT

Mẹ đất. Mẫu thượng ngàn. Những người chắt chiu bảo vệ nguồn gốc và văn...

  • 13 Tháng Mười Hai, 2018
  • Đăng bởi editor
Xem thêm